Hệ thống xử lý nước thải Sinh hoạt, Khu chung cư, khu đô thị, dân cư.
Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi nước thải để thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. Chúng ta biết rằng 75% tài nguyên nước ngọt của thế giới bị ô nhiễm và phần còn lại đang biến mất nhanh chóng. Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp, bồn rửa…. được thu gom tập trung qua hệ thống đường ống dẫn nước thải.
HTXLNT hữu ích như thế nào?
- Nếu nước thải chảy ra từ căn hộ của bạn không được xử lý đúng cách thì môi trường và sức khỏe con người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Nâng cấp chất lượng cuộc sống.
- Tạo môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. Phát triển bền vững.
- Mang lại nguồn nước sạch có thể tái sử dụng có thể được sử dụng cho các mục đích khác như rửa, vệ sinh, tưới cây và lau sàn ngoài trời, v.v. để tiết kiệm nước.
Công nghệ xử lý nước thải do Công ty Hista thiết kế, thi công đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 14:2008/BTNMT, cột A.
Qua kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải trước xử lý, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải của Sinh hoạt trong phương án này gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xử lý cơ học
-
- Tách rác, dầu mỡ: Trong nước thải chứa nhiều rác, xơ sợi, dầu mỡ… vì vậy, yêu cầu đặt 01 thiết bị để tách rác thô + dầu mỡ ra khỏi nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý.
- Bể điều hòa: Điều hoà nước thải ổn định lưu lượng và nồng độ cùng với đó là xử lý dầu mỡ trước khi nước thải được bơm bể sinh học thiếu khí.
(Thiết bị tách dầu mỡ – Công ty CP Môi trường Hista)
Giai đoạn 2: Xử lý sinh học
- Bể Aerotank: Tại bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính, các tạp chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan được xử lý và chuyển hóa thành bông bùn sinh học. Các máy thổi khí hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối khí tinh dạng ống có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10mm sẽ cung cấp oxi cho bể.
- Bể lắng bùn sinh học: Quá trình xử lý sinh học sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn vi sinh trong bể đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải và chết đi. Do đó, bể lắng bùn sinh học được thiết kế để thu gom lượng bùn này và giữ lại lượng bùn có khả năng xử lý tốt.
(Xử lý bằng PP Sinh học)
Giai đoạn 3: Xử lý hoàn thiện
- Bể khử trùng: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
- Bể lọc áp lực: Nước thải sau khi qua bể sinh học được bơm lên bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để các bông cặn còn xót lại ở trong nước. Các hạt cặn này được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc, phần nước trong được thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 14:2008/BTNMT (Cột A).
(Nước sau xử lý có thể nuôi cá, tưới cây…)