Home / Tin Tức & Sự Kiện / Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Công Nghệ Biogas Trong Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Đa số các nhà đầu tư đều rất ngại trong việc bỏ chi phí đầu tư lớn cho một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi mà không thu được lợi ích gì ?

Phân vân giữa nhiều công nghệ xử lý, công nghệ nào mang lại hiệu quả cao nhất ? vẫn luôn đạt QVCN

Công nghệ nào mang lại chi phí đầu tư trung bình chất lượng tốt thân thiện với người sử dụng ?

Đó là những câu hỏi đặt ra cho chủ trang trại chăn nuôi . Để giúp một phần nào giải đáp những khó khăn trên, chúng tôi xin giới thiệu một công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả với những ưu điểm sau :

+ Công nghệ này có ưu điểm lớn nhất là thu hồi tận dụng lại khí gas làm chất đốt từ hầm Biogas => khí gas này có thể bán và sử dụng trong gia đình, lượng gas sinh ra lớn, sử dụng lâu năm => thu về một phần nào chi phí đầu tư.

+ Vận hành ổn định, nước thải đầu ra luôn luôn đạt QCVN

+ Nước thải sau xử lý được tận dụng lại để  tưới cây, tưới rau cho qua trình sử dụng thức ăn gia súc. Rửa sàn, và xịt rửa chuồng trại => giảm chi phí mua nước hoặc tiết kiệm chi phí điện năng tiêu thụ.

+ Hệ thống không phát sinh mùi hôi, dễ dàng sửa chữa vận hành và bảo trì.

+ Hệ thống tiêu tốn điện năng thấp trong quá trình vận hành chỉ khoảng 1500 đồng/m3/ngày.

+ Chi phí đầu tư ban đầu mức trung bình thấp.

                                         CÔNG NGHỆ XỬ LÝ  NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

 

Thuyết Minh Công Nghệ

Qua kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải trước xử lý, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải của trang trại trong phương án này gồm các giai đoạn sau:

–      Giai đoạn 1: Xử lý kỵ khí

Hồ chứa sau Biogas là nơi tập trung nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.Trong công trình này áp dụng kết hợp giữa chức năng điều hòa và kị khí. Tại đây quá trình xử lý kị khí diễn ra mạnh mẽ và xử lý được khoảng 50% đến 60% nồng độ chất ô nhiễm từ sau bể Biogas.

–      Giai đoạn 2: Xử lý hóa lý

Bể Keo tụ – Tạo bôngTừ hồ trải bạt, nước thải được bơm luân phiên bơm tới bể keo tụ – tạo bông.

Quá trình phản ứng xảy ra nhanh để nhờ motơ khuấy trộn bố trí trong bể để thực hiện quá trình xáo trộn.Trong nguồn nước một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 – 10 micromet. Các hạt này thường không nổi cũng không lắng, vì vậy tương đối khó tách loại chúng. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở lên rất quan trọng.

Bể lắng bùn hóa lýNước thải từ bể keo tụ – tạo bông được dẫn vào ống phân phối nhằm phân phối đều nước thải trên toàn bộ bề mặt diện tích ngang ở gần đáy bể. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc rất chậm, tạo môi trường tĩnh, khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Hàm lượng cặn (SS) trong nước thải ra khỏi bể lắng giảm 40 – 60%. Cặn lắng ở đáy bể lắng được dẫn vào bể chứa bùn hóa lý và được các bơm bơm đi xử lý định kỳ.

Tiếp theo nước thải tự chảy sang bể chỉnh pH.

– Giai đoạn 3: Cụm xử lý STripping

Do tính chất nước thải chăn nuôi có chứa nhiều hợp chất gây hại, hàm lượng N và P rất cao so với những loại nước thải công nghiệp khác do đó phải có biện pháp xử lý phù hợp để xử lý N, P để giảm tải lượng ô nhiễm cho những công trình phía sau, tăng cao hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Vì vậy, phương pháp Tripping được áp dụng để giải quyết vấn đề trên.

Hiệu quả xử lý của tháp tripping đạt 85% – 95% ở pH từ 10 -11.5.

–       Giai đoạn 4: Xử lý sinh học

–   Bể Anoxic: Tại bể anoxic dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí sẽ xảy ra các quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là khí nitơ, một loại khí trơ không ảnh hưởng đến môi trường. Cơ chế của quá trình như sau:

Quá trình nitrat hóa:

NH4+ + 1,863O2 + 0,098CO2à  0,0196C5H7O2N + 0,98NO3 + 0,0941H2O +1,98H+

Quá trình khử nitrat:

CHONS + NO3à  N2 + CO2 + C5H7O2N + H2O + OH

Bể anoxic hoạt động hiệu quả khi hỗn hợp nước – bùn trong bể hiếu khí được bơm tuần hoàn và liên tục về bể anoxic. Đồng thời bể anoxic sẽ được lắp đặt  máy khuấy trộn liên tục nhằm mục đích xáo trộn hỗn hợp bùn và nước có trong bể để tránh quá trình lắng bùn và tạo môi trường tiếp xúc hoàn toàn giữa bùn và nước thô mới vào bể.

Tiếp theo nước thải tự chảy sang bể sinh học hiếu khí.

Bể Aerotank: Tại bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính, các tạp chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan được xử lý và chuyển hóa thành bông bùn sinh học. Các máy thổi khí hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối khí tinh dạng ống có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10mm sẽ cung cấp oxi cho bể. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ thành carbonic và nước, chuyển hóa nitơ hữu cơ và amonia thành nitrat NO3Nước sau bể aerotank sẽ tự chảy vào hệ thống ống trung tâm của bể lắng bùn sinh học.

Bể lắng bùn sinh học:

Bể lắng sinh học được thiết kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể và được gom vào tâm nhờ hệ thống gom bùn lắp đặt dưới đáy bể. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS khoảng 8.000 mg/L, được thu gom về bể thu bùn. Sau đó lượng hỗn hợp bùn này sẽ được các bơm tuần hoàn trở lại bể sinh học anoxic 100% lưu lượng để giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS khoảng 3000 mg/L. Độ ẩm bùn dao động trong khoảng 98.5 – 99.5%.

Phần nước trong sau lắng được tiếp tục được dẫn sang bể khử trùng.

–      Giai đoạn 5: Xử lý hoàn thiện

Bể khử trùng: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

 

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B).

Check Also

Đã đến lúc hãm phanh chăn nuôi lợn và ngừng mở rộng nhà máy thức ăn gia súc?

Với số lượng trang trại tăng tới 23%, năm 2016, sản lượng lợn hơi của …